Phát triển phần mềm

Phát triển phần mềm

 Phần mềm đóng gói
 Gia công quy trình kinh doanh (Business Process Outsourcing)
 Phát triển website và các ứng dụng trên nền web
 Gia công phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm

Tiết kiệm trên 7 tỷ đồng nhờ ứng dụng CNTT

Tiết kiệm trên 7 tỷ đồng nhờ ứng dụng CNTT

Năm 2016, bằng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước ở Cà Mau đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 7 tỷ đồng.

Sáng ngày 1/3/2017, Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo CNTT các huyện, thành phố Cà Mau nhằm đánh giá tình hình ứng dụng CNTT năm 2016 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.

Theo tin từ Sở TT&TT Cà Mau cho biết, đến nay có 431 đơn vị, với 7.075 người sử dụng; trên 1 triệu văn bản đến, đi trên giao dịch điện tử của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trên 7 tỷ đồng. Tỉnh đã triển khai 594 chữ ký số cho cấp tỉnh và cấp huyện (148 tổ chức và 446 cá nhân). Có 5.058 văn bảnđược ký số (cấp tỉnh 3.134, cấp huyện 1.924). 100%  các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã được trang bị phần mềm Một cửa điện tử (ISO điện tử). Cổng và 55 Trang Thông tin điện tử đăng tải 10.024 tin, bài và hình ảnh; tăng 1.746 tin, bài so với năm 2015.

Tại cuộc họp, đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 như: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tổ chức thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNTT đã đề ra trong năm 2017 của ngành, địa phương và đơn vị mình. Tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Đề án Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau đã được duyệt. Tiếp tục triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo danh mục đã đăng ký với Chính phủ thực hiện trong năm 2017. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân biết và đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến đang cung cấp. Triển khai Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2017…

Các thành viên của APEC khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong du lịch

Các thành viên của APEC khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong du lịch

Quảng Ninh (TTXVN) – Các thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cho rằng, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch khu vực trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (FIR).

Trong Hội nghị Đối thoại Chính sách cấp cao về du lịch bền vững của APEC diễn ra tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào ngày 19 tháng 6, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung, người cũng là thành viên của Nhóm công tác Chính phủ, nhấn mạnh lợi thế Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ trong ngành du lịch.

Theo các chuyên gia,Cuộc Cách Mạng Công nghiệp lần thứ tư cung cấp cho người dân nhiều thời gian hơn và tiết kiệm lao động, do đó làm tăng nhu cầu đi lại. Nó cũng cho phép các khu vực mới phát triển du lịch, chẳng hạn như du lịch vũ trụ và đi du lịch pha trộn.

Các nền kinh tế APEC nên áp dụng quản lý biên giới để thúc đẩy trao đổi thông tin du lịch, và tạo điều kiện cho việc quản lý dữ liệu, ông nói.

Ông Trung cho biết, các chính sách một cửa đã được áp dụng trong các lĩnh vực vận tải, chăm sóc sức khoẻ, nông nghiệp và kinh doanh trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cho thấy các nền kinh tế APEC cũng nên làm tương tự trong hợp tác du lịch.

Các thành viên APEC cũng nên đưa ra một cổng thông tin để chia sẻ các thực tiễn tốt nhất của họ và kết nối các chiến dịch xuyên biên giới về du lịch bền vững và có trách nhiệm, cũng như thúc đẩy tiềm năng du lịch của khu vực.

Các thành viên APEC nên trao đổi văn hoá giữa các thành viên APEC để tăng cường sự hiểu biết của người dân địa phương, để người dân địa phương có thể hỗ trợ tốt hơn và có liên quan hơn cho khách du lịch, thu hút thêm nhiều du khách từ các thành viên APEC.

Đến nay, Việt Nam đã được miễn thị thực nhập cảnh cho chín nền kinh tế thành viên và thực hiện thị thực điện tử cho ba nền kinh tế khác, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách.

Năm 2016, 10 thị trường nguồn gốc hàng đầu của Việt Nam là nền kinh tế thành viên APEC. Việt Nam đã tiếp đón một số lượng kỷ lục , đó là 10 triệu khách quốc tế trong năm, bao gồm hơn 8,1 triệu du khách nước ngoài, hay 81% từ các nền kinh tế APEC, bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật, Úc, Hàn Quốc và Mỹ. -VN.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Ưu tiên cải cách thể chế và đổi mới giáo dục

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về cải cách thể chế và khoa giáo. Đó là những nhận định chính của các chuyên gia tại tọa đàm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Đâu là giải pháp quan trọng nhất với Việt Nam?” do Tia Sáng tổ chức ngày 24/6 vừa qua.

Cần triển khai giáo dục STEM từ phổ thông. Ảnh: Học sinh thử nghiệm máy in 3D trong ngày hội STEM năm 2017.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đầu tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và giao nhiệm vụ cho các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên, ý kiến của giới nghiên cứu xung quanh vấn đề này còn rất khác nhau, trong khi một số nhà khoa học, đặc biệt là các nhà công nghệ cho rằng cần thay đổi nhận thức về cách mạng công nghiệp lần thứ tư và có những giải pháp ứng phó thì một số ý kiến khác lại cho rằng năng lực tiếp cận của Việt Nam với cuộc cách mạng này vẫn là rất “xa vời”. Do đó, Tia Sáng tổ chức buổi tọa đàm “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Đâu là giải pháp quan trọng nhất với Việt Nam?” để thảo luận về vấn đề này.

Cải cách với tinh thần “thực học”, “thực làm”

Chuyên gia Nguyễn Thế Trung, người tham gia viết báo cáo về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Bộ KH&CN trình Chính phủ vào tháng 3/2017 nhận định rằng các cuộc cách mạng công nghiệp đều trải qua bốn giai đoạn: Nổi lên, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm. Nhưng trong lịch sử, Việt Nam thường không kịp “chuẩn bị” cho giai đoạn nổi lên của các cuộc cách mạng công nghiệp, do đó chỉ “hứng” thành quả của cách mạng công nghiệp với vai trò là “người tiêu dùng vĩ đại” thay vì trở thành một “nhà cung ứng”. Ví dụ, sau khi bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai trong thời kỳ Pháp thuộc, sang tới thời kỳ thế giới chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp lần thứ ba thì Việt Nam đang trong giai đoạn chiến tranh và không đủ khả năng chuẩn bị để trở thành nhà cung ứng. Vì thế, khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới kinh tế xã hội thì cách mạng công nghiệp lần thứ ba trên thế giới đã đạt tới giai đoạn “trưởng thành”, và chúng ta buộc phải trở thành người tiêu dùng. “Câu hỏi đặt ra là nếu cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, thì làm sao để năm 2030 chúng ta đi được vào con đường phát triển đó mà không tiếp tục trượt đi?”.

Tuy nhiên, sẽ rất khó chuyển đổi ngay các ngành công nghiệp trong nước hay tạo ra ảnh hưởng thị trường mà chỉ có thể kỳ vọng vào các biện pháp lâu dài gồm cải cách khoa học, giáo dục, văn hóa và cải cách thể chế. Anh Nguyễn Thế Trung đề xuất cần phải có các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách, triển khai các hoạt động định hướng xã hội như triển khai giáo dục STEM từ phổ thông, khuyến đọc toàn xã hội; thúc đẩy phong trào sáng tạo mở (dữ liệu mở, học liệu mở, khoa học mở), kinh bang tế thế và đổi mới sáng tạo. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông và đại học sẽ thay đổi theo hướng “thực học, thực làm”. Ở bậc phổ thông, việc triển khai giáo dục STEM là yêu cầu cấp thiết. Còn ở bậc đại học, các trường đại học phải thay đổi quy trình xây dựng chương trình đào tạo. Trước đây đào tạo ở Việt Nam thường theo quy trình: thiết lập chương trình đào tạo, cung cấp chương trình đào tạo và học sinh tốt nghiệp, đi làm, trong đó đào tạo đại học chỉ dừng lại ở khâu tốt nghiệp. Nhưng trong bối cảnh mới, các đại học sẽ phải thay đổi mục tiêu đào tạo, tìm hiểu quá trình sinh viên tìm việc sau tốt nghiệp cũng như đóng góp của họ vào việc tăng hiệu quả cho công ty để từ đó quay trở lại thay đổi thiết kế chương trình đào tạo. “Ví dụ, cách làm của APEC là thuê một công ty làm dữ liệu tìm 350.000 thông tin niêm yết về việc làm ở Mỹ, sau đó tính toán trung bình một nghề cụ thể kiếm được bao nhiêu tiền, cần quan tâm tới bao nhiêu kỹ năng cần thiết, để từ đó đưa ra một bộ kỹ năng về khoa học dữ liệu cho người học phù hợp nhất với thị trường. Việt Nam cũng có thể thống kê nhân lực như vậy”, anh Nguyễn Thế Trung nói.

Đồng tình với quan điểm phải cải cách hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng thực học, thực nghiệp, dân chủ và thúc đẩy liên kết giữa giáo dục đại học với doanh nghiệp nhưng GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho rằng quá trình cải cách sẽ gặp rất nhiều khó khăn do nguồn lực từ nhà nước đang rất hạn chế. Đơn cử, việc thực hiện giáo dục STEM trên phạm vi rộng sẽ gặp nhiều khó khăn vì các trường phổ thông đều rất thiếu cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm) và chưa đủ nguồn nhân lực dạy những nội dung mới mẻ về công nghệ. Ông dẫn chứng: “Ngay cả ở các thành phố lớn hiện nay, muốn cho học sinh học thêm buổi thứ sáu trong tuần cũng rất khó bố trí vì thiếu phòng học. Còn ở miền núi, chúng ta cũng đề cập tới việc dạy tin học sớm cho học sinh tiểu học để xóa khoảng cách số giữa các vùng nhưng thiếu cơ sở vật chất”.

Tuy nhiên, không ít ý kiến tại tọa đàm khẳng định khu vực dân sự hoàn toàn có khả năng “san sẻ” gánh nặng nguồn lực tài chính và nhân lực với nhà nước trong quá trình đổi mới giáo dục. Theo anh Nguyễn Quang Thạch, người đóng vai trò quan trọng trong vận động nguồn lực xã hội cho chương trình “Sách hóa nông thôn” để xây dựng 18.000 tủ sách cho học sinh cả nước, cho biết “chúng tôi đang tăng tốc chương trình sách hoá nông thôn và đặt mục tiêu tất cả các lớp học ở nông thôn đều có sách đọc mà không lấy một đồng nào của nhà nước.” Đôi khi biện pháp kêu gọi rất đơn giản, đó là truyền thông khuyến khích trẻ em sử dụng tiền mừng tuổi để mua sách cũng có thể tạo ra nguồn lực mua hàng triệu cuốn sách cho trẻ em, anh Thạch nói. Tương tự, anh Đỗ Hoàng Sơn, giám đốc công ty cổ phần sách Long Minh, một trong những người tham gia truyền thông và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục STEM bằng nguồn vốn xã hội cũng cho biết, Liên minh STEM đã tập huấn nhiều lớp kỹ năng cơ bản về STEM cho hàng nghìn lượt giáo viên nhiều tỉnh phía Bắc và có thể lập kế hoạch, huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục mở rộng các lớp tập huấn này.

Thúc đẩy khu vực tư nhân

TS. Lê Đăng Doanh lo ngại “chúng ta sẽ tiếp tục ở lại bên lề của lịch sử” trước cuộc cách mạng công nghệ thứ tư bởi vì khu vực kinh tế tư nhân – nhân tố giữ vai trò chính trong các cuộc cách mạng công nghiệp – đang rất yếu ớt và nhiều khi “phải dựa vào ‘vốn’ thân hữu nhiều hơn là ưu tiên đầu tư vào khoa học và công nghệ”. Do đó, theo ông, trước hết “chính phủ cần phải ngồi lại với giới doanh nghiệp để phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) và đưa ra chương trình hành động mới, trong đó có giao ‘đầu bài’ cho các doanh nghiệp. Vì cách mạng công nghiệp này diễn ra ở phía doanh nghiệp chứ không diễn ra trong các chỉ thị”. Và về lâu dài, “để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chỉ có một giải pháp duy nhất là phải cải cách, công khai minh bạch, thúc đẩy trách nhiệm giải trình”, TS. Lê Đăng Doanh nói.

Những doanh nghiệp trong nước tham gia vào cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ chết yểu nếu không có thị trường. Vì vậy, một trong những mục tiêu trọng tâm của nhà nước trong cải cách thể chế là tạo ra môi trường bình đẳng, lành mạnh cho thị trường công nghệ trong nước và không có “vùng đặc quyền”, theo GS.TS Trần Xuân Hoài (Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học, Viện Hàn lâm KH&CN VN). “Năng lực ngành công nghệ thông tin có thể bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Ví dụ, nhiều công ty công nghệ thông tin của Việt Nam đủ sức làm những dự án lớn về giao thông thông minh, thành phố thông minh nhưng họ có cơ hội tiếp cận không hay dự án đó lại ‘rơi’ vào tay các ‘ông lớn’ nước ngoài vì một lý do nào đó? Trong khi đó, các công ty công nghệ thông tin ở nhiều nước phát triển rất mạnh vì nhà nước đặt ‘đầu bài’ cho họ làm”, ông nói.

Tư vấn giải pháp IoT

Tư vấn giải pháp IoT

Đặc tính cơ bản

– Tính kết nối liên thông(interconnectivity): với IoT, bất cứ điều gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

– Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”, chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin(phần mềm) sẽ phải thay đổi.

– Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau, và network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network.

– Thay đổi linh hoạt: Status của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ, ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi,và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi.

– Quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.

Đào tạo, tư vấn

Đào tạo, tư vấn

 Lĩnh vực viễn thông
 Lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng máy tính
 Lĩnh vực Bảo mật, an ninh mạng
 Lĩnh vực phát thanh, truyền hình